Hiểu sao cho đúng về thuế GTGT đối với chuyển quyền sử dụng đất?
Trước đó, sáng 2.1, trong lúc chuyển tiền mua hàng trên ứng dụng internet banking, do nhầm lẫn trong lúc thao tác, anh Trí đã chuyển khoản nhầm 100 triệu đồng vào một tài khoản lạ. Sau khi chuyển, anh Trí kiểm tra lại mới phát hiện đã chuyển khoản nhầm nên đã đến chi nhánh ngân hàng liên quan tại H.Phù Mỹ (Bình Định) nhờ rà soát lại số tài khoản mà anh đã chuyển nhầm, đồng thời yêu cầu chặn số tiền đã chuyển. Anh Trí cũng liên lạc qua điện thoại với người có số tài khoản này (trú ở xã Mỹ Cát, H.Phù Mỹ) nhưng không thành nên đã đến Công an xã Mỹ Cát trình báo sự việc.Sau khi tiếp nhận tin báo, chỉ huy Công an xã Mỹ Cát đã phân công đại úy Trần Văn Hải, cán bộ cảnh sát khu vực, nhanh chóng xác minh, làm rõ vụ việc. Qua làm việc, đại úy Trần Văn Hải xác định được chủ tài khoản mà anh đã chuyển nhầm là chị T.T.A.T, có hộ khẩu ở xã Mỹ Cát. Chị T.T.A.T cho biết có nhận được tin nhắn nhận 100 triệu đồng nhưng tiền chưa đến tài khoản, chị hứa khi nào có thì sẽ chuyển lại cho anh Trí. Mới đây, anh Trí vui mừng nhận lại được số tiền 100 triệu đồng do chị T.T.A.T chuyển trả nên đã viết thư gửi cảm ơn Công an xã Mỹ Cát, đặc biệt là đại úy Trần Văn Hải. Anh Trí viết: "Với tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm cao của Công an xã Mỹ Cát và cá nhân anh Hải đã giúp tôi lấy lại đủ số tiền trên. Nếu không phải người chiến sĩ công an có trách nhiệm, tận tụy với nhân dân thì tôi không biết bao giờ nhận lại được số tiền lớn như vậy".Cách xử lý khi hàng xóm được cấp sổ đỏ chồng lên đất nhà mình
NSƯT Đỗ Kỷ chia sẻ vợ chồng ông đến với nhau rất bình thường, không có gì quá đặc biệt. Bởi lúc trẻ, họ học cùng trường phổ thông rồi sau đó học cùng lớp ở Nhà hát Kịch Việt Nam. Từ mối quan hệ công việc, bạn bè, ông và NSND Lan Hương dần quý mến và nảy sinh tình cảm một cách tự nhiên. "Khi bắt đầu vào lớp Nhà hát kịch Việt Nam, cả hai chỉ mới 17 tuổi. Hằng ngày cả hai đi học cùng một tuyến đường, có hôm hẹn nhau đi cùng, mình đèo bạn đi đến nhà hát, học xong lại đèo nhau về. Việc cả hai đến với nhau và nảy sinh tình cảm qua công việc, qua cuộc sống hằng ngày. Chứ để như các cặp trẻ bây giờ, ngày yêu nhau, ngày tỏ tình chính thức thì không thể nhớ được", nam nghệ sĩ cho hay.Quen nhau từ năm 1978 nhưng mãi đến năm 1987, nghệ sĩ Đỗ Kỷ và Lan Hương mới tổ chức đám cưới. NSND Lan Hương hài hước chia sẻ: "Vì thấy các bạn trong lớp cưới hết, cả hai nghĩ có khi mình phải lấy nhau thôi chứ không là ế đến nơi. Cả hai nói thế rồi cưới thôi". Sau khi kết hôn, NSND Lan Hương ở chung với gia đình nhà chồng, cùng trải qua những tháng ngày vô cùng khó khăn, thiếu thốn. NSND Đỗ Kỷ kể: "Thời ấy, chúng tôi sống trong căn nhà chừng mười mấy mét vuông, được nhà nước cấp ngày xưa. Giai đoạn đó có thể xem là lúc khó khăn nhất với tôi. Bố thì mất từ năm 1980, mẹ thì bị tai biến, công việc của tôi lại không ổn định, thu nhập hầu như không có, chỉ trông vào tiền diễn và tiền lương từ nhà hát. Vợ chồng phải làm thêm nhiều công việc khác. Hương thì làm công việc may vá, tôi cũng mua máy vắt sổ, rồi phụ đơm cúc. Một ngày đạp máy vắt sổ được 5.000 đồng, mua miếng sườn mất 1.000 đồng để ninh xương khuấy bột cho con. Từ cục xương ấy, chúng tôi lại bỏ thêm nước vào, cho mắm muối vào làm canh hai vợ chồng ăn qua bữa".Tiếp lời, NSND Lan Hương bộc bạch: "Giai đoạn đó rất vất vả, nếu ai từng trải qua thì chắc mọi người không bao giờ quên. Tôi còn nhớ mình sống trong căn nhà nhỏ, bà bị bệnh nên ở một giường riêng. Ba anh lớn cũng đã lấy vợ, các anh chị ở mỗi người một góc, anh Kỷ là út nên lấy sau cùng. Chúng tôi từng phải ngồi vót từng đôi đũa, hứng từng giọt nước dột trên mái nhà. Dù khó khăn nhưng ai cũng sống rất vui vẻ, hồ hởi, mọi người bắt đầu bươn chải để vượt qua. Cũng vì sống trong tháng ngày ấy nên ai cũng được rèn luyện kỹ năng, đồ đạc hỏng là đều biết sửa ngay".Chia sẻ về bí quyết hôn nhân, NSƯT Đỗ Kỷ cho biết họ sống trong gia đình có nhiều thế hệ nên điều quan trọng nhất là phải biết nhìn nhau, nghe nhau. Ông cho biết khi mẹ, anh chị, con cháu có những thay đổi bất thường trong cuộc sống là nhận ra ngay. Theo nam nghệ sĩ, phải có sự quan tâm thì mới phát hiện ra rồi biết điều chỉnh. NSND Lan Hương nói thêm, khi mới cưới nhau, cả hai ở với mẹ chồng. Sau khi bà qua đời, vợ chồng lại về ở với ông bà ngoại. Diễn viên Sống chung với mẹ chồng tâm sự dĩ nhiên vợ chồng sẽ có lúc giận dỗi, chưa hài lòng về nhau. Nhưng cả hai luôn cố gắng kiềm chế, không bao giờ để cho bố mẹ biết. Nữ nghệ sĩ bày tỏ: "Ví dụ khi ở nhà chồng, có lúc tôi cảm thấy bức bối quá thì lấy xe đạp chạy về nhà mẹ. Vào nhà, tôi vẫn tỏ ra bình thường, bảo về thăm mẹ chứ không kể bất cứ điều gì. Ngồi một lúc cho hạ hỏa, tôi lại đạp xe về. Mình phải kiểm soát cảm xúc để không nói, không làm tổn thương người khác. Anh Kỷ cũng thế, có lúc anh rất bực với tôi nhưng khi vào ăn cơm, anh lại ngồi thản nhiên, nói chuyện như chưa có chuyện gì xảy ra. Bởi khi bố mẹ nhìn thấy các con không được hạnh phúc thì sẽ rất buồn. Sao mình lại bắt ông bà phải nghe những cuộc giận dỗi của con cái. Chúng tôi luôn cố gắng không để bố mẹ buồn, từ mục đích đó tạo thành thói quen. Tôi nghĩ ai cũng có khuyết điểm, vợ chồng sẽ có lúc bực tức về nhau. Đôi khi mình phải chấp nhận chuyện để người kia sai rồi tự nhận ra cái sai của mình, từ đó mới hiểu ra vấn đề".
Thanh niên đầu trần, phóng xe máy Yamaha Exciter ‘như bay’ gây tai nạn rùng rợn
Cuộc đua giảm giá, ưu đãi gay gắt ở phân khúc gia đình cỡ nhỏ tại Việt Nam trong tháng 2.2025 đã ít nhiều cho thấy tác dụng; khi hầu hết mẫu mã ô tô đều đã tìm lại đà tăng trưởng doanh số.Cụ thể, số liệu bán hàng mới nhất từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và TC Motor (đơn vị nhập khẩu, lắp ráp và phân phối các dòng xe Hyundai tại Việt Nam) cho thấy, khép lại tháng vừa qua, nhóm xe này bán ra tổng cộng 2.978 xe. Doanh số này tăng hơn 400 xe, tương đương gần 17% so với tháng liền trước.Đáng chú ý, ngoại trừ bộ đôi xe Nhật có giá bán cao hơn mặt bằng chung là Honda BR-V và Toyota Innova, tất cả những mẫu xe còn lại ở nhóm xe gia đình 7 chỗ cỡ nhỏ đều đạt kết quả tích cực.Trong đó, Mitsubishi Xpander tiếp tục là tâm điểm. Mặc dù vậy, trái với "cú lao dốc" bất ngờ ở tháng mở màn năm 2025; bước sang tháng 2, mẫu xe Nhật đã nhanh chóng tìm lại nhịp tăng trưởng. Theo số liệu từ báo cáo của VAMA, Xpander kết thúc tháng vừa qua với doanh số 1.053 xe, tăng 245 xe; tương đương khoảng 30% so với tháng trước đó.Với kết quả này, Xpander không những duy trì vị trí dẫn đầu phân khúc, mà còn tái thiết lập vị thế áp đảo về doanh số trước các đối thủ cạnh tranh, khi lại bỏ xa mẫu xe bám đuổi gần nhất Toyota Innova. Bởi tháng vừa qua, mẫu xe này chỉ bán ra 414 xe, giảm gần 100 xe, tương đương khoảng 25% so với tháng 1.2025. Nếu so với Xpander, lượng xe bàn giao của Innova thậm chí chưa bằng một nửa.Trong khi đó, "đàn em" của Innova và Toyota Veloz cũng không khá hơn. Kết thúc tháng 2, mẫu xe này dù được Toyota áp dụng chương trình ưu đãi, hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ cũng chỉ bán ra tổng cộng 364 xe, xếp sau Mitsubishi Xpander và Toyota Innova.Ở nhóm còn lại, Hyundai Stargazer là mẫu xe nổi bật hơn cả khi ghi nhận doanh số 304 xe, tăng gần gấp đôi so với tháng liền trước. Kết quả tích cực của mẫu xe Hàn chủ yếu đến từ chính sách ưu đãi, giảm giá mạnh tay được Hyundai Thành Công (HTV) và hệ thống đại lý mạnh tay áp dụng từ đầu năm; đưa giá bán thực tế của Stargazer chỉ còn khoảng 450 triệu đồng, rẻ nhất phân khúc.Những cái tên khác như Toyota Avanza, Suzuki XL7, Hyundai Custin hay KIA Carens cũng đạt kết quả tăng trưởng, tuy nhiên mức tăng không đáng kể.Riêng Honda BR-V lại là trường hợp cá biệt. Trái ngược với hầu hết đối thủ cạnh tranh, mẫu xe của Honda trong tháng 2 bất ngờ sa sút khi chỉ bàn giao đến tay khách hàng 221 xe, giảm gần một nửa so với tháng 1. Kết quả này khiến BR-V cùng với Toyota Innova trở thành một trong hai mẫu xe gia đình cỡ nhỏ ghi nhận doanh số giảm sút.Cộng dồn hai tháng đầu năm, Mitsubishi Xpander như thường lệ tiếp tục xác lập vị thế dẫn đầu với gần 1.900 xe đến tay người dùng. Toyota Innova xếp ngay sau nhưng doanh số chỉ bằng một nửa. Theo nhiều chuyên gia trong ngành ô tô, hiện tại Xpander vẫn đang cho thấy sự áp đảo ở phân khúc xe gia đình cỡ nhỏ. Tuy nhiên năm 2025, nhóm xe này dự kiến sẽ cạnh tranh gắt gao hơn nữa bởi sự xuất hiện của nhiều mẫu mã mới, nhất là những mẫu xe đến từ Trung Quốc.
Bệnh tim được xem là nghiêm trọng vì là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất thế giới. Một số bệnh tim có tính chất di truyền như bệnh cơ tim phì đại, cơ tim giãn, cơ tim thất phải gây loạn nhịp hoặc tăng cholesterol máu có tính gia đình, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Những người tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim cần tránh những thói quen sau:Thỉnh thoảng thưởng thức các món tráng miệng sau bữa ăn là điều bình thường nhưng không nên duy trì thành thói quen. Các chuyên gia cho biết ăn thêm đồ ngọt sau bữa ăn sẽ khiến đường huyết tăng cao đột ngột, gây dư thừa calo, cuối cùng dẫn đến tăng cân và tăng nồng độ cholesterol trong máu. Những tình trạng này qua thời gian sẽ dẫn đến đau tim.Những người tiền sử gia đình mắc bệnh tim cần hết sức cẩn thận không chỉ với chế độ ăn và còn cả thời điểm ăn. Ăn quá muộn vào ban đêm không chỉ dễ gây rối loạn tiêu hóa mà còn làm tăng nồng độ chất béo trung tính trong máu, từ đó dễ dẫn đến đau tim.Để bảo vệ sức khỏe tim mạch, mọi người nên ăn bữa tối vào khoảng 19 giờ hằng ngày. Bữa tối cần tránh các món nhiều đường, dầu mỡ và muối, đồng thời ưu tiên ăn rau củ, trái cây.Ngồi nhiều có thể gây ra các vấn đề tim mạch bằng cách làm chậm lưu thông máu, làm chất béo tích tụ trong thành động mạch, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, cuối cùng dẫn đến các bệnh tim mạch, trong đó có đau tim.Các chuyên gia sức khỏe cho biết khi chúng ta ngồi, cơ bắp sẽ không chủ động bơm máu về tim. Điều này qua thời gian sẽ làm tăng huyết áp và dễ gây kháng insulin. Cả hai yếu tố này đều dẫn đến các vấn đề tim mạch.Một thói quen nữa mà những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim cần tránh là thức khuya. Thức khuya sẽ làm tăng hoóc môn căng thẳng, làm gián đoạn giấc ngủ và gây thêm áp lực cho tim, theo Healthline.
Nguy cơ cháy bãi cỏ khô gần khu dân cư
Ngày 24.1, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết TP.Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD-ĐT và Sở Tài chính Hà Nội về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73 của Chính phủ.Theo đó, các thầy giáo, cô giáo đang công tác tại các trường thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục trên địa bàn thành phố sẽ được bảo đảm quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73. Dự kiến, các thầy giáo, cô giáo sẽ được nhận thưởng sau khi HĐND thành phố họp và thông qua nghị quyết.Nghị định số 73 quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, từ ngày 1.7.2024, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng chế độ tiền thưởng căn cứ vào thành tích công tác và kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm. Quỹ tiền thưởng hằng năm tại quy định này nằm ngoài quỹ khen thưởng theo quy định của luật Thi đua, khen thưởng và được xác định bằng 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản. Đây là lần đầu tiên, cán bộ, công chức, viên chức có khoản này.Tuy nhiên, đầu tháng 1 vừa qua hơn 500 giáo viên Hà Nội đã viết "tâm thư" kiến nghị lãnh đạo thành phố xem xét vì hàng nghìn giáo viên trường công lập nhưng không được nhận khoản tiền thưởng theo Nghị định 73.Bất cập này xuất phát từ việc ngày 10.12.2024, HĐND TP.Hà Nội thông qua Nghị quyết 46/2024/NQ-HĐND quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên thuộc TP.Hà Nội quản lý.Với nghị quyết này, rất nhiều giáo viên trên địa bàn Hà Nội, do thành phố quản lý, sẽ không thuộc đối tượng thụ hưởng. Lý do là các đơn vị sự nghiệp giáo dục đang thực hiện thí điểm đặt hàng dịch vụ giáo dục từ năm học 2023 - 2024 bị phân loại thành đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên.Thông thường, đơn vị tự chủ có nguồn thu để đảm bảo hoạt động, không dùng ngân sách nhà nước, tùy theo mức độ. Tuy nhiên, các trường được xếp vào diện "tự chủ chi thường xuyên" ở Hà Nội vì trong giai đoạn thí điểm nên vẫn được nhà nước đảm bảo kinh phí.Nhằm bảo đảm quyền lợi giáo viên, Sở GD-ĐT Hà Nội và Sở Tài chính đã có văn bản báo cáo, đề xuất cơ quan có thẩm quyền có phương án hỗ trợ các cơ sở giáo dục thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục.Sau đó, ngày 10.1, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội đã ký Tờ trình số 82/TTr-SGDĐT, gửi UBND TP.Hà Nội đề nghị xây dựng Nghị quyết về việc cập nhật chi phí thực hiện chế độ tiền thưởng theo quy định tại Nghị định số 73 của Chính phủ và chi phí chi thu nhập tăng thêm theo quy định tại Nghị quyết số 46 của HĐND thành phố theo trình tự, thủ tục rút gọn.Năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 119 cơ sở giáo dục trực thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội và 250 cơ sở trực thuộc quận, huyện đang thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục với hàng nghìn giáo viên, nhân viên.